Tuyến đường Vành đai 3 là một trong những tuyến sở hữu tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế khủng tại khu vực Hồ Chí Minh. Đây là dự án có sức ảnh hưởng vô cùng lớn về giao thông vận tải tại khu vực thành phố và các tỉnh lân cận. Không chỉ giúp giảm tải áp lực vào hạ tầng mà còn giúp kết nối các khu vực trung tâm trọng điểm lân cận. Cùng Kiến Thịnh Land tìm hiểu tổng quan về tuyến đường quan trọng này nhé!
Đường vành đai 3 sở hữu chiều dài lên đến 92 km không tính các đoạn trùng với đường cao tốc Bắc Nam. Đường sẽ đi qua 4 tỉnh trọng điểm là Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An. Với tổng số vốn lên dự kiến 38.396 tỷ đồng dự án sẽ được quy hoạch thành 4 giai đoạn khác nhau với quy mô 8 làn xe cơ giới và 2 làn xe khẩn cấp. Các giai đoạn sẽ được phát triển như sau:
- Giai đoạn 1: Tuyến từ Nhơn Trạch đến Tân Vạn
- Giai đoạn 2: Tuyến từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn
- Giai đoạn 3: Tuyến từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22
- Giai đoạn 4: Tuyến từ Quốc lộ 22 về Bến Lức
Điều đặc biệt hơn là đường vành đai 3 sẽ kết hợp cùng đọa đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tạo nên một cung bao trọn thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài lên đến 135,68km.
Hướng tuyến đường vành đai 3
Cùng Kiến Thịnh Land tìm hiểu qua các hướng tuyến vành đai 3 trong các giai đoạn cụ thể đã được Quốc Hội thông qua.
Tuyến đường từ Nhơn Trạch đến Tân Vạn
Tuyến đường này sẽ di chuyển thông qua 2 địa phận Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Điểm bắt đầu sẽ từ Km 38 + 500 nằm trên đường cao tốc Bến Lức Long Thành hướng lên phía cầu Nhơn Trạch và di chuyển về Tân Vạn. Và tại khu vực này đường vành đai 3 sẽ giao nhau với quốc lộ 1A chuyển tiếp sang tuyến đường tiếp theo. Tổng chiều dài tuyến đường dài khoảng 25,85 km.
Tuyến đường từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn
So với giai đoạn trước, tuyến đường này có chiều dài 16,7 km và được xây dựng theo hình thức PPP. Tuyến đường này bắt đầu từ đoạn cắt giao nhau tại quốc lộ 1A và đi tiếp, đoạn đường này sẽ có phần trùng với tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn khoảng 16,3km trên cao. Khi đến Bình Chuẩn rẽ cái tại quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn tại vị trí cảng Bà Lụa và đi tiếp về phía hạ lưu.
Tuyến đường từ Bình Chuẩn đến quốc lộ 22
Đoạn đường này sẽ di chuyển từ Bình Dương đến thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 19,1km. Tuyến đường bắt đầu từ Bình Chuẩn đoạn qua cầu Bình Gởi tiếp tục di chuyển về phía Tây và đi theo hướng quốc lộ 22. Đường vành đai 3 sẽ cắt ngay đoạn Khu công nghiệp Tân Hiệp và lý trình Km 8 + 800 và chuyển sang giai đoạn kế tiếp.
Tuyến đường từ quốc lộ 22 đến Bến Lức
Tuyến đường cuối cùng của vành đai 3 sẽ tiếp tục di chuyển đến kênh An Hạ ở phía Nam và đi qua khu công nghiệp Mỹ Yên – Tân Bửu. Điểm cuối của tuyến đường sẽ giao nhau với cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương và Long Thành – Dầu Giây.
Tiến độ quy hoạch tuyến đường vành đai 3
Tại giai đoạn 1 dự án vành đai 3 đang trong tình trạng tập trung thúc đẩy xây dựng để đảm bảo tiến độ đã cam kết với tỉnh ủy và người dân. Theo đó đường vành đai 3 được quy hoạch với 47 km bao gồm 10 gói thầu với giá trị lên đến 18.846 tỷ đồng. Trong đó, 4 gói thầu lắp chính là XL3, XL6, XL8, XL9 đã được thực hiện vào tháng 7-2023. Hiện nay nhà thầu đang đống thúc với các hạng mục cơ bản như cầu, hầm, san lấp, xây dựng nền,…Tính tới thời điểm hiện tại, nhà thầu đã đạt được 22% giá trị xây lắp.
6 gói thầu còn lại XL1, XL2, XL4, XL5, XL7, XL10 cũng đã bắt đầu khởi công vào quý đầu năm 2024 với các hạng mục kết cấu hạ tầng.
Như vậy cho tới thời điểm hiện tại, tiến độ đường vành đai 3 vẫn đang thực hiện đúng theo cam kết. Ban giao thông sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị liên quan để đảm bảo tuyến vành đai ba sẽ theo đúng tiến độ cuối năm 2025 và thông xe vào năm 2026.