Tiếp nối thành công chuỗi dự án Vành đai 1-2-3, giờ đây dự án vành đai 4 là một trong những bước tiến trong quan trọng nhằm phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông hiện nay. Song song với đó dự án thúc đẩy nền kinh tế của vùng, cùng Kiến Thịnh Land tìm hiểu chi tiết về dự án này trong phần nội dung hôm nay.
Tổng quan về dự án vành đai 4
Dự án đường vành đai 4 có chiều dài lên đến 207km đi qua 4 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – Tp. Hồ Chí Minh – Long An với tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 136.000 tỷ đồng.
Mặt đường cao tốc được thiết kế 8 làn xe cao tốc trong đó bao gồm 2 làn khẩn cấp với đường nền rộng 39,75m. Dự án cho phép tốc độ di chuyển tối đa 100km/h được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn TCVN 5729–2012. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn phát triển thêm đường song hành tùy thuộc vào nhu cầu di chuyển trong từng khu vực. Nhờ đó giúp giảm tải lượng phương tiện giao thông di chuyển trong vùng và nội thành Hồ Chí Minh.
Dự án vành đai 4 có điểm bắt đầu từ điểm giao với tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sau đó hướng đến sân bay Long Thành giao nhau với đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Tiếp theo tuyến vành đai 4 sẽ đi qua quốc lộ 1 cắt đường quốc lộ 22 tại Củ chi sau đó đi ngang tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương và đi đến điểm cuối tại Cảng Hiệp Phước, Hồ Chí Minh.
Bản đồ hướng đi chi tiết đường vành đai 4
Sau đây, Kiến Thịnh Land sẽ tổng hợp chi tiết thông tin về các đoạn đường được phát triển trong dự án đường vành đai 4. Cụ thể, dự án có chiều dài 197,6km, đi qua 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc 5 tỉnh. Cụ thể:
Đoạn 1: Vành đai 4 TPHCM – Phú Mỹ – Trảng Bom
Đoạn đường này có điểm bắt đầu từ vị trí giao nhau với cao tốc Biên Hòa – Vũng tàu, sau đó tuyến đường sẽ tiếp tục di chuyển về hướng sân bay Long Thành và điểm kết tại khu vực Trảng Bom. Tuyến đường này có chiều dài 45,5km và có tổng chi phí là 21.000 tỷ đồng.
Đoạn 2: Trảng Bom (QL1) – Tân Uyên (QL13)
Điểm bắt đầu của đoạn đường từ quốc lộ 1A tại Trảng Bom di chuyển về hướng sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên. Điểm kết thúc đoạn đường năm tại vị trí quốc lộ 13 huyện Tân Uyên Bình Dương. Đoạn đường này có chiều dài 51,9km,tổng kinh phí đầu từ là 24.000 tỷ đồng.
Đoạn 3: Tân Uyên (QL1) – Củ Chi (QL22)
Điểm đầu nằm tại quốc lộ 13 Bến Cát – Tân Uyên kéo dài qua sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận. Điểm kết thúc của đoạn 3 vành đai 4 nằm tại quốc lộ 22 Củ chi. Tuyến đường có chiều dài 32,2 km, tổng vốn đầu tư dự kiến là 12.000 tỷ đồng.
Đoạn 4: Củ Chi – Bến Lức
Điểm đầu đường vành đai sẽ bắt đầu từ quốc lộ 22 huyện Củ Chi sau đó đi song song với tuyến DT.823 di chuyển đến nút giao đường HCM Chơn Thành – Đức Hòa. Sau đó tuyến đường sẽ đi thẳng đến sông vàm cỏ đông tại Cầu Trà Cú và cắt với QLN2 xã Thạnh Lợi. Dự án tiếp tục đi thẳng song song với DT.816 và rẽ trái vượt sông Vàm Cỏ Đông tại Cầu An Thạnh. Điểm kết thúc nằm tại nút giao Bến Lức. Chiều dài đoạn đường khoảng 41,6 km với kinh phí đầu từ khoảng 23.000 tỷ đồng.
Đoạn 5: Bến Lức – Hiệp Phước
Tuyến đường bắt đầu tại nút giao Bến Lức và kết thúc tại nút giao quy hoạch cảng Hiệp Phước. Sở hữu chiều dài 35,8 km, trong đó vốn đầu tư dự kiến là 20.000 tỷ đồng.
Vai trò tuyến đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến vành đai 4 sau khi hoàn thiện sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp giảm tải khối lượng di chuyển trong khu vực thành phố Hồ Chí minh. Giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông tăng tỷ lệ an toàn khi di chuyển. Đồng thời, rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh thành lân cận làm tăng thêm khả năng kết nối. Từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhờ nhận được đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.
Bên cạnh đó việc vành đai 4 ra đời còn thúc đẩy nâng cao chất lượng sống của người dân, hỗ trợ vấn đề đi lại sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra còn giúp giảm tải tiếng ồn, khói bụi, ùn tắc giao thông.
Trên đây là những thông tin quy hoạch về tuyến đường vành đai 4 được Kiến Thịnh Land tìm hiểu và cung cấp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý vị trong vấn đề tìm hiểu hạ tầng, lập kế hoạch đầu tư trong tương lai.