Với mục tiêu hoàn thành tuyến hoàn thành tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông vào năm 2025. Theo đó đây là tuyến đường đang đường quan tâm nhất khi kết nối giữa trung tâm chính trị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đi qua 32 tỉnh và trở thành hành lang vận tải quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Cùng Kiến Thịnh Land tìm hiểu rõ hơn về tuyến đường trọng điểm số 1 hiện nay nhé!
Tổng quan thông tin về tuyến cao tốc Bắc – Nam
- Ký hiệu toàn bộ tuyến đường cao tốc Bắc – Nam: CT01
- Tổng chiều dài: 2.063 km
- Đầu Bắc: Cửa khẩu Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn
- Đầu Nam: Đường vành đai TP. Cà Mau
- Các điểm giao cắt: CT 07, QL1A tại Ninh Hiệp, Hà Nội – CT 04, QL1A tại cầu Thanh Trì, Long Biên, Hà Nội CT 37, QL1A tại Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội – CT 29 tại Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai
- Đi qua các tỉnh & thành phố: Lạng Sơn; Bắc Giang; Bắc Ninh; Hà Nội; Hà Nam; Nam Định; Ninh Bình; Thanh Hóa;Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận; Đồng Nai; TP Hồ Chí Minh; Long An; Vĩnh Long; Tiền Giang; Đồng Tháp; Cần Thơ; Hậu Giang; Bạc Liêu; Cà Mau.
Theo đó, dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ có tổng 12 dự án thành phần, bao gồm các đoạn đường: Hà Tĩnh-Quảng Trị (260,9 km), Quảng Ngãi-Nha Trang (352,06 km) và Cần Thơ-Cà Mau (110,9 km). Tổng chiều dài đoạn đường lên đến 723,7 km dành cho tuyến chính với mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỷ đồng.
Hướng tuyến quan trọng tại đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Sau đây hãy cùng Kiến Thịnh Land tìm hiểu cặn kẽ về thông tin tuyến đường của từng khu vực, trong đó:
Các tuyến cao tốc ở phía Bắc
Đối với các tuyến đường cao tốc nằm tại khu vực phía Bắc sẽ bao gồm 7 tuyến với chiều dài 1.099 km, cụ thể:
- Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh dài 130 km.
- Hà Nội – Hải Phòng dài 105 km.
- Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai dài 264 km.
- Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái dài 294 km.
- Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) dài 90 km.
- Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình dài 56 km.
- Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 160 km.
Các tuyến cao tốc khu vực Miền Trung – Tây Nguyên
Gồm 03 tuyến với tổng chiều dài là 264 km, cụ thể bao gồm các tuyến:
- Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Hương Sơn (Hà Tĩnh) dài 34km.
- Cam Lộ (Quảng Trị) – Lao Bảo (Quảng Trị) dài 70 km.
- Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai) dài 160 km.
Các tuyến đường cao tốc ở Phía Nam
Gồm 07 tuyến với tổng chiều dài 984 km, cụ thể:
- Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) dài 76km.
- Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt (Lâm Đồng) dài 209 km.
- Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước) dài 69 km.
- Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) dài 55 km.
- Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 200 km.
- Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu dài 225 km.
- Cần Thơ – Cà Mau dài 150 km.
Các tuyến đường vành đai của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Đường vành đai Hà Nội: Bao gồm tuyến vành đai 3 có chiều dài 56km và đường vành đai 4 sở hữu chiều dài lên đến 125 km.
Đường vành đai TP HCM: Trong địa phận thành phố Hồ Chí Minh sẽ tuyến đường cao tốc Bắc Nam triển khai tuyến đường Vành đai 3 dài 83km.
Tiến độ thực hiện tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Theo đúng lộ trình quy hoạch đã được đề ra từ năm 2021 – 2025 sẽ tập trung phát triển theo các tuyến đường chính từ Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị; Quảng Ngãi – Bình Định; Bình Định – Nha Trang. Song song với đó sẽ tiến hành mở rộng đoạn đường từ La Sơn – Túy Loan. Các tuyến đường sẽ được triển khai gấp rút để phục vụ người dân trong năm 2025.
Trong đó: Các tuyến đường cao tốc đầu tư xây dựng đến năm 2025
- TPHCM – Trung Lương: Hoàn thành và thông xe vào năm 2010
- Hà Nội – Ninh Bình: Thông xe 2012
- Long Thành – Dầu Giây: năm 2015
- Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Hoàn thành vào năm 2018
- Long Thành – Bến Lức: dự kiến hoàn thành vào năm 2024
- Trung Lương – Mỹ Thuận: Hoàn thành vào năm 2022
- Mỹ Thuận – Cần Thơ: Hoàn thành vào năm 2023